Kỹ thuật trồng và chăm sóc để cây Nguyệt Quế ra hoa quanh năm

Nguyệt Quế là loài cây cảnh ngoại thất đẹp được trồng nhiều làm cảnh. Cây là biểu tượng cho chiến thắng và vinh quanh. Để Nguyệt quế ra nhiều hoa thì bạn cần chú ý tới các yếu tố như đất, nước, phân bón…

Nguyệt Quế thuộc cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2- 8m. Cây có thân nhẵn ,cành lá cong nên rất được ưa chuộng uốn bonsai. Hoa của cây màu trắng đục, có mùi thơm thoang thoảng. Cây mang nhiều ý nghĩa như đem đến sự vinh quang, niềm tin chiến thắng…

cây nguyệt quế cảnh trồng trong chậu

Cây Thường được trồng làm cảnh trong chậu, trồng làm hàng rào sân vườn, trồng làm cây cảnh công trình tạo cảnh quan đô thị, công viên, cơ quan, trường học…

Để cây sinh trưởng tốt và ra hoa nhiều bạn cần chú ý tới các yếu tố sau:

 

1. Đất trồng

Đất trồng cây là một yếu tố cực kỳ quan trọng, để cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh và sống lâu bền thì chất đất phải tốt. Bạn có thể trộn đất phù xa + sơ dừa + mùn trấu +  phân chuồng theo tỉ lệ 2/5 :1/5:1/5:1/5.

 

Nếu trong trường hợp cây đã trồng trong nhà được 1 thời gian, bạn đã thấy đất cằn cỗi thì cần phải thay đất và sang chậu ngay cho cây.

Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì cây có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.

Nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ.

Dùng dao xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.

Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng.

Đây cũng là dịp tốt để ta cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng.

2. Bón phân

Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:

Từ 5-10 gam NPK 20-20-15

Bón phân Dinamix, khoảng 15-20 gam

Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất cũ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch.

3. Phun phân bón lá

– Thời kỳ cây đang lớn hoặc sau cắt tỉa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Xen kẽ vào đó là dung dịch Chitosan phun kích thích

– Thời kỳ sau khi chuyển chậu hoặc cắt tỉa: Pha1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

– Phun dưỡng cây định kỳ bằng cách pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

– Khoảng 15 đến 20 ngày cần phun kích thích sinh trưởng cho cây bằng dung dịch Chitosan, pha cao hơn nòng độ cho phép trên bao bì khoảng 10 đến 15%.

Trong thời gian này cần tăng cường Kly để cây đảm bảo cứng cáp, an toàn cho việc phát triển cây.

 

Nếu chịu khó bỏ thời gian chăm sóc, thì chắc chắn bạn sẽ có được những cây nguyệt quế đẹp với những bông hoa nở thơm nức nhà.

Ghé thăm các loài cây cảnh đẹp của vườn cây cảnh Gia Huy tại đây

2
Để lại 1 bình luận giúp Gia Huy phục vụ Anh/Chị tốt hơn nhé!

avatar
1 Số lượng chủ đề bình luận
1 Số lượng phản hồi cho các chủ đề bình luận
0 Người theo dõi
 
Bình luận được phản hồi nhiều nhất
Chủ đề bình luận sôi nổi nhất
1 Các tác giả bình luận
Đoàn ngọc sơn Những người bình luận gần đây
Mới nhất Cũ nhất Xếp hạng cao nhất
Đoàn ngọc sơn
Khách
Đoàn ngọc sơn

Tôi ở hà nội có trồng cây nguyệt quế mà đến tháng này cây cứ bị rụng lá mong cao nhân chỉ giúp

Amin
Khách
Amin

Em chào anh Sơn, về kỹ thuật trồng cây, phiền anh gọi điện trực tiếp cho bên em anh nhé, bên em sẽ hỗ trợ anh tốt nhất ạ. Cảm ơn anh.